Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Nổ Cư xá Brink


SaoVang:
BRINK ĐÊM GIÁNG SINH

Mùa giáng sinh đã đến. Trời Sài Gòn có vẻ lạnh hơn. Phố xá rộn rịp sắc màu những cây thông và ông già Noel trông đến vui mắt. Không khí chuẩn bị giáng sinh rộn ràng bao nhiêu thì Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê) và Nguyễn Quang Hóa (Tư Mập) càng lo lắng bấy nhiêu. Một kịch bản tập dượt cho Brink gần tháng nay đã đến lúc hai anh phải sắm vai vào cuộc. Đó là yêu cầu cao nhất mà Ban Quân báo giao cho hai chiến sĩ biệt động thực hiện.


Bảy Bê nhớ rất rõ đầu tháng 12 năm 1964, tại căn cứ Bàu Chứa, Nhuận Đức (Củ Chi), Trưởng ban Quân báo Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) nhận mệnh lệnh của Quân khu rồi giao nhiệm vụ trực tiếp cho Bảy Bê và Tư Mập tấn công cư xá Brink, nhằm tiêu diệt bọn cố vấn Mỹ và phá hủy mục tiêu. Cái khó của trận đánh này là đơn vị không có nội ứng nên không điều tra được tỉ mỉ bên trong mục tiêu; các chiến đấu viên phải vào trực tiếp đánh hủy diệt rồi rút lui.

Tư Mập quê Phú Nhuận nên khá rành đường đi nước bước ở khu vực Brink, còn Bảy Bê từ Ninh Thuận vào Sài Gòn hoạt động nội thành khá lâu, có đầu óc biệt động, nhưng không rõ lắm về cấu trúc của tòa cư xá kiên cố và đồ sộ này.

Quả là Brink khá bí ẩn vì đây là nơi dành riêng cho các sĩ quan Mỹ độc thân, khó ai có thể vào được, nhất là người Việt. Trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt", vai trò cố vấn Mỹ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngụy quyền Nam Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực quân sự. Bọn cố vấn Mỹ chỉ huy quân ngụy đánh phá lực lượng cách mạng ngay từ khi chúng đặt chân tới miền Nam. Vì thế, bọn Mỹ trú đóng trong cư xá Brink là đối tượng tác chiến của biệt động thành.

Tình hình rất khẩn trương, Mỹ sắp sửa đưa quân vào trực tiếp tham chiến để cứu vãn ngụy quyền Sài Gòn trong cơn khủng hoảng, có nguy cơ sụp đổ. Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu giao trọng trách cho biệt động giáng một đòn mạnh vào nơi tập trung nhiều sĩ quan Mỹ không những tiêu diệt sinh lực cao cấp mà còn làm Mỹ rơi mặt nạ cố vấn, ló nguyên hình là kẻ xâm lược, cũng là đánh vào tinh thần, ý chí của đế quốc Mỹ vào lúc chúng chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tổ trinh sát và Bảy Bê vào quán cà phê trước Brink nhìn vào: Quả là mục tiêu có hạng trong Sài Gòn. Tòa hình chữ L rất kiên cố, cao 7 tầng, xung quanh có tường bao bọc, chỉ có một cửa ra vào ở dường Hai Bà Trưng. Muốn đột nhập vào cư xá phải qua cửa này, nhưng ngay cửa là cổng gác có lính canh 24/24 giờ. Bọn này kiểm soát rất chặt chẽ vì bên trong toàn là sĩ quan cố vấn Mỹ, sơ sểnh chút gì là mất đầu như chơi.

Bảy Bê quan sát kỹ và thấy từ cửa vào tầng trệt tòa nhà có một sân rộng. Phân nửa diện tích tầng trệt giáp với sân trống là ga ra để xe; có đường thông xuống dãy nhà ăn. Anh suy nghĩ với cấu trúc mục tiêu và cách bố phòng của địch như vậy thì dùng mìn đánh trực tiếp là tốt nhất. Lượng nổ chí ít cũng phải 200 ki-lô-gam trở lên mới hủy diệt được tòa nhà. Nhưng làm sao đưa được lượng nổ lớn vào cư xá là chuyện vô cùng khó khăn và đây cũng là khâu cốt lõi của trận đánh.

Tên lính gác cổng lâu lâu lại nhìn vào các quán cà phê và phía ngoài đường lảng vảng mấy tên mật vụ theo dõi xung quanh. Bảy Bê đi ra phía Công trường Lam Sơn đến nhà hàng Continental và Hạ viện Sài Gòn, anh xác định không có lối nào tiếp cận Brink ngoài cổng gác đường Hai Bà Trưng.

Theo điều tra của quân báo thì bọn tá túc trong cư xá Brink là “sĩ quan độc thân" của Mỹ. Chúng ở tập trung nên không có vợ con đi theo vì nơi trú đóng đồng thời là nơi làm việc, ở đây thường xuyên có 180 tên. Bình thường không tới con số này, nhưng có việc gì thì bọn sĩ quan ở khách sạn Rex sang đây nên có lúc quân số tăng lên rất đông. Có một tiểu đội thủy quân lục chiến ở tầng trệt để bảo vệ chung cho cư xá. Dọc hành lang và khu vực cổng, các tổ trinh sát thay nhau canh gác. Cũng như cơ quan quan trọng khác, cư xá Brink được bố phòng nghiêm ngặt đề phòng biệt động tấn công bất cứ lúc nào.

Sau khi nhận nhiệm vụ,. F21 quân báo họp bàn phương án tác chiến và hạ quyết tâm thực hiện trận đánh theo chỉ đạo của Quân khu vào dịp cuối tháng 12, là lúc có nhiều ngày kỷ niệm của ta như: 19 tháng 12, ngày toàn quốc kháng chiến; 20 tháng 12, ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam; 22 tháng 12, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
SaoVang:
Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, F21 thống nhất phương án chiến đấu: dùng biệt động hóa trang công khái xâm nhập mục tiêu, bí mật đặt mìn nổ chậm rồi rút lui trước khi mục tiêu phụ phá hủy. Để đảm bảo cho mìn nổ, ngoài kíp hẹn giờ, bộ phận kỹ thuật còn thiết kế thêm kíp nổ axít và kíp giật nụ xòe, nổ trực tiếp, chuẩn bị cho phương án 2, nếu kíp đồng hồ và a xít bị trục trặc. Thời gian nổ mìn được quy định vào lúc 17 giờ 55 phút ngày 24 tháng 12 năm 1964, vì 6 giờ tối trở đi là giờ "ngưng bắn" giữa hai bên thỏa thuận cho đồng bào vui tết Noel.

Theo phương án chiến đấu, F21 sử dụng lực lượng gồm 3 tổ: tổ xung kích trực tiếp tấn công Brink do Bảy Bê và Tư Mập phụ trách, trong đó Bảy Bê chỉ huy trận đánh. Theo kịch bản, Bảy Bê thủ vai tài xế lái xe đưa một đại tá ngụy tới Brink làm việc với một đại tá Mỹ (ta đã điều tra nắm được một tên đại tá trong cư xá có tên là William Joshon). Chiếc NAHS do Bảy Bê lái, trong cốp xe thiết bị một khối chất nổ 200 ki-lô-gam thuốc TNT, cấu tạo với 2 kíp đồng hồ điện, 2 kíp a xít hẹn giờ, 4 nụ xòe và một kíp tự động gài bẫy. Các phương tiện gây nổ và nơi điều khiển “điểm hỏa" được chuyển ra phía trước, chỗ tài xế ngồi.

Bảy Bê được trang bị một súng ngắn và hai quả lựu đạn dự phòng. Trong khi đó số 2 do Tư Mập đảm nhận hóa trang thành đại tá ngụy. Tư Mập có dáng quắc thước, nước da trắng hồng được điều từ F20 sang tăng cường cho F21.

Để 'bộ vó” của đại tá thật đúng mốt, Bảy Bê đích thân ra chợ trời mua bộ quân hàm đại tá và một bộ quân phục sĩ quan ka ki màu vàng, mũ lưỡi trai có gắn bông mai.

Hôm tập dượt "ra mắt” Bộ Chỉ huy Quân khu, Tư Mập diện bộ đồ sĩ quan đại tá ngụy vào trông oai vệ lắm. Anh đi đi lại lại, làm các động tác xã giao chào hỏi, bắt tay. Bỗng một người phát hiện ra ngài đại tá quá trẻ, thế này thì lộ mất vì Từ Mập chưa đầy 30 tuổi. Các đồng chí trong Bộ Chỉ huy quyết định "hạ cấp" Tư Mập xuống còn thiếu tá. Mọi người cười ầm lên khiến Tư Mập hơi nhột nhưng anh liền nói vui:

- Vừa lên đại tá chút xíu là bị giáng cấp rồi.

Chi tiết này báo hại Bảy Bê phải đi mua bộ quân hàm thiếu tá mới cáu khác. Tuy nhiên trong hai vai chính này thì ngài đại tá không quan trọng bằng cận vệ kiêm tài xế Bảy Bê. Tư Mập có thể ung dung vào và ra khỏi mục tiêu một cách nhẹ nhàng thì Bảy Bê phải đưa được xe chở chất nổ vào cư xá, trực tiếp điều khiển mi nổ và ra khỏi mục tiêu sau cùng. Như vậy nhiệm vụ của Bảy Bê nặng nề và nguy hiểm hơn nhiều.

Phục vụ cho tổ xung kích là tổ bảo vệ và tổ bảo đảm cơ sở vật chất. Trong đó Lê Văn Việt (Tư Việt) trinh sát đường hành quân của chiếc NAHS và nổ súng tiêu diệt địch. hỗ trợ cho Bảy Bê và Tư Mập rút lui nếu tình huống đánh trực tiếp bằng kíp nổ giật nụ xòe. Chiến sĩ giao liên Trần Thị Minh Nguyệt vừa trinh sát đường và có nhiệm vụ đón Bảy Bê rút lui sau khi đưa được xe thuốc nổ vào Brink. Nguyễn Nông (Năm Bắc) trinh sát tại mục tiêu cư xá và ra ám hiệu hành động.

Ông Huỳnh Văn Sao thiết kế khối nổ, sau đó cùng bà Vũ Thị Lượng và ông Lê Văn Mia (Sáu Mia), Nguyễn Hoàng Anh bí mật vận chuyển vũ khí từ chiến khu vào Sài Gòn. Đây là công đoạn khó khăn nhất và không kém phần nguy hiểm, tỷ lệ rủi ro rất cao, đòi hỏi các chiến sĩ bảo đảm phải hết sức khôn khéo, dũng cảm, đối phó linh hoạt và đặc biệt là kỹ thuật ngụy trang vũ khí. Số vũ khí này được chuyển đến gia đình ông Vũ Hán ở cầu Bông (đường Đinh Tiên Hoàng) cất giấu rất kỹ trong các ruột xe hơi, dìm xuống dưới sàn nước, khi lấy lên đảm bảo khô ráo. Chiếc xe du lịch hiệu NAHS do Nguyễn Thị Lành chủ một sạp vải đứng tên nhưng ông Nguyễn Văn Bông cầm tiền của tổ chức trực tiếp đi mua để chở khối nổ vào mục tiêu.

Mọi công tác chuẩn bị được tiến hành hết sức khẩn trương và an toàn tuyệt đối, bảo đảm 100 phần trăm thắng lợi trận đánh. F21 báo về Quân khu, mọi người phấn khởi tin chắc vào thắng lợi.

Đang ngon trớn, bỗng một trục trặc xảy ra khiến Ban chỉ huy rất sốt ruột. Đến lúc này, anh em mới phát hiện ra chiếc NAHS bị “lột dên" do khô nhớt; Bảy Bê lại mới tập lái nên không để ý. Vậy là chiếc xe phải cấp tốc đưa vào ga ra sửa chửa cho kịp đánh trước 18 giờ đêm Noel. (Dĩ nhiên trong xe có khôi nô). Nếu lui trận đánh lại vài giờ sẽ bất lợi về chính trị, vi phạm “giờ hưu chiến" giữa hai bên.
SaoVang:
Mọi người đang cật lực chuẩn bị thì được tin bên Mỹ đưa đoàn tạp kỹ Bop Hop sang miền Nam góp vui cho quân Mỹ đêm Noel ở cư xá Brink, nếu vậy thì đây là cơ hội tốt cho trận đánh. Hôm đó các sĩ quan Mỹ được nghỉ buổi chiều, ăn diện rất kẻng chờ đợi một đêm vui xả láng.

Sáng 21 tháng 12, Bảy Bê đã có mặt tại điểm hẹn tập kết ở cầu Bông, cách cư xá Brink 200 mét. Tại đây, cơ sở gia đình biệt động và hai chiến đấu viên phụ với anh thiết bị khối nổ vào cốp xe và gắn phương tiện gây nổ. Công việc tiến hành từ 12 giờ đến 16 giờ 30 thì hoàn tất. Chiếc NAHS ngon lành quay ra đầu đường chờ chủ nhân của nó.

17 giờ 20 phút, Bảy Bê bận bộ sơ vin trắng cổ cao, lên xe nổ máy chạy vòng sang điểm hẹn số 2 ở ngã tư Hàng Xanh để đón Tư Mập. Vừa dừng xe, Bảy Bê đã thấy Tư Mập chỉnh tề trong bộ quân phục sĩ quan ngụy mang lon thiếu tá. Anh bình than bước lên xe ngồi phía sau Bảy Bê. Bảy Bê cho xe tiếp tục chạy theo lộ trình đã định đi qua các điểm bố trí trinh sát bảo vệ. Dọc đường anh nhận đầy đủ ám hiệu “tịnh" từ chiến sĩ số 1 đến số 3 tại điểm cuối trước cư xá Brink. Lúc này đồng hồ chỉ 17 giờ 40. Bọn sĩ quan đang lục tục kéo nhau vào cư xá, kể cả bọn bên khách sạn Rex đường Lê Lợi. 

Chiếc NAHS từ từ chạy qua cổng gác rồi dừng lại trong sân. Khi qua cổng gác, hai anh thấy tên lính gác rập chân, đưa tay chào “thiếu tá" Tư Mập. Tư Mập xuống xe liền hỏi viên cảnh sát:

- Đại tá William Johson hẹn gặp tôi chiều nay tại đây. Chẳng hay đại tá đã tới chưa?

Viên cảnh sát lễ phép trà lời:

- Dạ chưa.

“Thiếu tá" ra vẻ bực đọc, suy nghĩ, một lát, rồi vẫy tay gọi "tài xế” Bảy Bê: 

- Ê! mày để xe lại đây chờ đại tá, rồi đưa về nhà nghe. Tao về nhà trước có chút việc.

Bảy Bê "dạ" một tiếng ngọt. Tư Mập quay lưng rời khỏi cư xá với vẻ thản nhiên. Tên lính gác lại đưa tay lên chào, tiễn một sát thủ biệt động ra khỏi hang ổ sĩ quan Mỹ. Một phần kịch bản được thực hiện xong đúng với ý định của F21, bởi trước đó quân báo đã cho đơn vị biết là không có Johnon ở trong cư xá chiều 24 tháng 12. 

Lúc này còn lại một mình Bảy Bê giữa hằng hà bọn sĩ quan, nhưng anh không hề sợ hãi. Anh lấy hết bình tĩnh vừa quan sát vừa nghĩ cách đưa khối thuốc nổ vào vị trí thuận lợi nhất. Anh quyết định lái xe vào tầng trệt hướng về phía nhà ăn, nhưng một tên cảnh sát đến ngăn lại, yêu cầu phải đậu xe ngoài sân. Bảy Bê cảm thấy khó xử, nếu nghe chúng thì mìn nổ ngoài sân trống, chẳng ăn thua gì. Đã đưa chất nổ được vào đây mà không diệt được bọn Mỹ kể như toi công.

Anh liếc ra ngoài đường thấy Tư Việt đang vờ sửa xe ở cổng, sẵn sàng hỗ trợ cho anh đánh trực tiếp trước hết là diệt tên cảnh sát gác cổng và bọn gần đó cho Bảy Bê thoát ra. Chợt thấy một khoảng trống dưới gầm tòa nhà vừa đủ cho chiếc xe, anh liền cho chiếc NAHS de vào. Tên lính vừa hạch sách anh cũng vừa bỏ đi chỗ khác. Khi xe vừa tắt máy, Bảy Bê liếc quanh, rồi giả vờ cầm chổi lông quét xe vừa kiểm tra thiết bị nổ lần cuối xong, rồi khóa chặt cửa xe. Anh bước lẹ ra khỏi tầng trệt và cảm thấy yên tâm vì khối nổ khổng lồ đã nằm gọn dưới tòa nhà, một vị trí quá lý tưởng của biệt động.
SaoVang:
Bác tài "Bảy Bê" tỏ vẻ bực bội vừa đi về phía cổng, miệng vừa lầu bầu văng ra những lời lẽ trách móc:

- Đi đâu mà lâu dữ vậy, từ sáng đến giờ hết đưa đón quan này đến tướng nọ, đói rã ruột, khát khô cổ mà chưa có miếng gì vô bụng.

Tên cảnh sát đứng có vẻ "đồng cảm" cũng phụ họa theo: 

- Mấy cha này giống nhau cả, bỏ đói tài xế là chuyện thường. 

Thấy thời cơ tốt đã đến, Bảy Bê cất tiếng năn nỉ:

- Anh cảm phiền cho tôi ra ngoài kiếm chút gì ăn cho đỡ đói

Nói rồi Bảy Bê bước qua cổng gác, thoát ra khỏi Brink, anh nghe người nhẹ hẫng như muốn chao đi, phía sau như có ai đuổi theo. Nhưng không, đó chỉ là sự tưởng tượng. Bảy Bê đi nhanh về phía quán cà phê cách cư xá 100 mét, yên trí đã hoàn toàn dứt khỏi vùng nguy hiểm. Minh Nguyệt đã chờ anh trong quán. Hai người im lặng nhìn ly cà phê mà đầu óc thính giác như dồn cả về phía Brink.

Sự hồi hộp lên đến cực dộ khi kim đồng hồ nhích sang con số 17 giờ 53 phút, rồi 54... Sao vẫn im re?. Bảy Bê nhấp nhổm chuẩn bị trở lại thực hiện phương án 2 vì cho rằng kíp đồng hồ và axít có vấn đề. Anh sẽ lao vào xe, giật nụ xòe điểm hỏa trực tiếp rồi đánh từ trong ra. Tư Việt ngoài đánh vào... và cả hai cùng thoát khỏi mục tiêu. Đang toan tính thế thì một tiếng nổ long trời làm rung chuyển thành phố. Khói lửa lập tức cuộn lên trùm phủ tòa nhà, gây nên một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp. Lúc đó là 17 giờ 55 phút, cách giờ “hưu chiến" đúng 5 phút. 

Địch báo động khẩn cấp và cho xe ngăn chặn các ngả đường xung quanh cư xá Brink, đồng thời huy động xe cứu hỏa đến. nhưng vô ích. Tòa nhà đã bị thổi rỗng 3 tầng, làm sụp đổ các tầng trên. Một màn lửa bốc cao gần 500 mét do các bồn xăng 2.500 lít bị lửa từ tòa nhà bén sang bốc cháy. Xe cộ, máy móc, gạch đá như vùi lên thây bọn Mỹ, (theo tin quân báo thì có tới 175 tên chết và bị thương trong tổng số 270 tên tối hôm đó).

Lợi dụng sự náo loạn của địch. các chiến sĩ biệt động rút về cơ sở an toàn. “Thiếu tá” Tư Mập, sau khi rời khỏi cư xá đã biến vào nhà một cơ sở để trút bỏ bộ lốt sĩ quan ngụy. Trên đường tẩu nhanh về một cơ sở khác ở nội thành, anh sững người khi tiếng nổ vọng tới, lòng dâng lên niềm vui khó tả. Anh nghĩ nếu tên lính gác sống sót, chắc hắn không bỏ qua hành vi của viên thiếu tá chỉ ghé vào Brink mấy phút rồi biến mất dạng.

Sáng hôm sau, trên trang đầu các báo xuất bản ở Sài Gòn rộ lên những cái “tít" giật gân: "Việt cộng chơi Mỹ”, "cư xá Brink tan hoang”... và liên tiếp những ngày sau đó, báo chí tiếp tục đưa tin tường thuật diễn biến, các chi tiết và hình ảnh diễn ra ở Brink; kể cả báo chí Mỹ và đài phương Tây cũng đưa tin và bình luận về sự kiện nổi cộm này. Dư luận đồng bào Sài Gòn ở trong các quán ăn, quán cà phê giải khát không kém phần sôi nổi, người ta có vẻ khoái trí khi thấy bọn Mẽo bị trừng trị đích đáng.

Tại căn cứ, Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt gặp Tư lệnh Trần Hải Phụng cười nói vui vẻ:

- Tụi mình đánh Mỹ kỳ này bằng búa tầy sồi! (từ ngữ dân gian chỉ loại búa lớn dùng để đập các vật rắn và to)

May mắn nhất là đoàn tạp kỹ Bop Hop đến cư xá Brink trễ mấy phút, các nghệ sĩ phải một phen hú vía, nhớ đời.

Trong hồi ký "Người lính tường trình" tướng Westmoreland cho rằng “Đây là một vụ nổ kinh khủng”. Đại tá Mỹ Kunzt, người phụ trách bảo vệ an ninh cho các cơ quan quân sự Mỹ ở Sài Gòn mà báo chí thường gọi ông ta là "đô trưởng Mỹ” cùng đi với đại sứ Mỹ Taylor đến xem xét hiện trường, đã chua chát nói: "Tôi cho chỗ này là an toàn nhất rồi”. Tavlor thì thiểu não trước cảnh đổ nát tan hoang, tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng, y không nói được lời nào.

Sau này trong một bản báo cáo gửi tồng thống Mỹ Johnson, Taylor nói rằng: "Để đảm bảo an ninh cho chính mình, người Mỹ cần phải tăng thêm 75.000 quân nữa nhưng như vậy vẫn chưa đủ để đảm bảo không có những trận như Brink”. Trong lúc tâm lý hốt hoảng, Westmoreland đã ra lệnh đưa vợ con quân nhân Mỹ về Mỹ còn vợ con của ông ta thì đưa sang Honolulu.

Tâm lý hoang mang ấy lan truyền sang hấu khắp binh lính và sĩ quan Mỹ, đến nỗi quân cảnh Mỹ đã hốt hoảng nổ súng vào xe hơi của tướng Đặng Văn Quang đang chở vợ con, khi chiếc xe này chạy vào ngõ hẹp trước một khách sạn làm cho người Mỹ. Do ám ảnh "Việt cộng” chở xe hơi chứa chất nổ vào công sở. 

Lập nên chiến công vang dội trong tấn công cư xá Brink, Đội Quân báo biệt động F21 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất; Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê) được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba. Ông Đỗ Hán và Huỳnh Văn Sao được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Chị Nguyễn Thị Lành được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Số chiến sĩ phục vụ trận đánh được khen thưởng xứng đáng. 

Vào tuổi thất tuần, ngồi kể lại trận Brink, thiếu tá Bảy Bê cảm thấy nhiều chi tiết vượt quá khả năng của mình. Anh nói: "Mình cũng là con người chứ chẳng phải thần thánh gì, mà không có lúc biến đổi sắc thái trước cái chết, nhưng đó là phản xạ tự nhiên ngoài ý thức con người. Đã là người cộng sản chân chính thì không bao giờ sợ chết. Tôi dự định thiết kế lượng nổ lớn hơn nữa và chuẩn bị xe bồn đánh vào một số mục tiêu quan trọng của Mỹ - ngụy trong thành phố... Và như thế, mình cầm chắc cái chết. Tiếc thay, tôi bị một kẻ chỉ điểm cho địch bắt, nên không thực hiện được những ý định của mình”.

Anh Bảy Bê nói thế, nhưng tôi biết người anh hùng không có ngôi sao đỏ trên ngực áo, lại là người có số Huân chương Quân công và Chiến công vào loại nhiều nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau này với những chiến công vang dội tập kích vào Đại sứ quán Mỹ, khách sạn Metropol, Tổng nha cảnh sát... Đội trưởng Bảy Bê đã trở thành một huyền thoại của Biệt động Sài Gòn. Do bệnh hiểm nghèo, đội trưởng biệt động lừng danh Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê) đã qua đời năm 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
SaoVang:
ĐÒN PHỦ ĐẦU SỨ QUÁN MỸ

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, tên lính chiến đấu Mỹ đầu tiên đặt chân lên cảng Đà Nẵng, mở đầu cuộc viễn chinh ồ ạt của Nhà trắng Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam, nhưng Sứ quán Mỹ thì đã mọc lên sừng sững nghênh ngang từ lâu với tòa nhà nằm tầng ở giao lộ Hàm Nghi - Võ Di Nguy (nay là Hồ Tùng Mậu). Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn tượng trưng cho uy danh “mẫu quốc" đối với tay sai ngụy quyền Nam Việt Nam, được dựng lên bởi đô la và súng đạn Mỹ. Nó như một cái gai nhức nhối trong con mắt người yêu nước ở Sài Gòn và cả miền Nam.

Lúc này, đế quốc Mỹ đã thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt" chuẩn bị chuyển sang “chiến tranh cục bộ" ào ạt đưa quân xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Tướng Mỹ M. Taylor được tổng thống Johnson cử làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn thay Cabot Lodge. Taylor đã biến tòa Đại sứ quán thành Tổng hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, chỉ đạo toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của chủng ở miền Nam.

Nhằm đánh đòn phủ đầu, cảnh cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ trước dư luận thế giới, chuẩn bị tiến hành “chiến tranh cục bộ”, gây thêm tội ác đẫm máu, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam giao nhiệm vụ cho Quân khu Sài Gòn - Gia Định thực hiện trận đánh vào tòa đại sứ quán Mỹ với yêu cầu diệt nhiều sinh lực cao cấp là quan chức Mỹ và chư hầu, gây tiếng vang cổ vũ chiến trường Nam Bộ và cả nước.

Khi nhận nhiệm vụ, Tham mưu trưởng Quân khu Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) suy nghĩ rất nhiều về cách đánh Đại sứ quán Mỹ, bởi đây là mục tiêu Biệt động F100 đề xuất sau khi tác chiến thành công hai mục tiêu lớn là khách sạn Caravelle và cự xá Brink. Cái khó, đây là mục tiêu đầu não nằm ở trung tâm Sài Gòn, không dễ xâm nhập, đánh sao cho hiệu quả nhất và bảo toàn được lực lượng. .

Về vị trí bình địa, tòa đại sứ tọa lạc ở 39 - 41 Hàm Nghi, cao 5 tầng, cấu trúc vững chãi, xung quanh có nhiều cơ quan dân sự và quân sự quan trọng của Mỹ, ngụy. Tòa nhà có các cửa sổ có vách chắn bằng một hệ thống kính dày 8 ly trong suốt. Mặt trước trông ra đường Hàm Nghi có một cổng sắt luôn đóng kín, chỉ được mở tự động cho người ra vào được lệnh của cảnh sát dã chiến Mỹ đứng kiểm soát tại cổng. Phía ngoài cổng chính luôn có hai cảnh sát ngụy túc trực theo dõi người qua lại hoặc ra vào sứ quán, nhất là người Việt. Chúng cấm xe hơi, xe máy dừng hoặc đậu bên hông tòa nhà.

Bên trong cổng chính có hai quân cảnh Mỹ kiểm tra giấy tờ người vào sứ quán. Một đội lính thủy quân lục chiến Mỹ thường xuyên túc trực sẵn sàng yểm trợ khi sứ quán bị tấn công. Phía hông tòa nhà đồ sộ (đường Võ Di Nguy), địch bố trí một hàng rào gỗ chắc và dây kẽm gai để nới rộng phạm vi kiểm soát của quân cảnh.

Chưa hết, khu vực đường Võ Di Nguy và Nguyễn Công Trứ có các toán cảnh sát, quân cảnh, mật vụ trà trộn trong đám đông hoặc la cà trong quán cà phê, hủ tiếu để phát hiện các hành động của đối phương. Đó là chưa kể một mạng lưới mật thám, công an nổi, công an chìm thường xuyên theo dõi khách vãng lai, vừa bảo vệ an ninh cho nhân viên Sứ quán Mỹ. Bố phòng cẩn mát như vậy nhưng Mỹ ngụy vẫn thấy chưa yên tâm. Chúng bố trí một cụm súng đại liên trên cao ốc Kỹ thương ngân hàng đối diện với Sứ quán Mỹ, sẵn sàng ứng cứu khi hữu sự. 

Tại đây, hằng tuần, Đại sứ quán Mỹ Taylor tổ chức hội họp với đại sứ các nước chư hầu có quân tham chiến ở miền Nam nhứ Úc, Tân Tây Lan, Nam Triều Tiên, Philippin, Thái Lan và ngụy quyền Sài Gòn. 

Qua theo dõi của cơ sở mật nội thành, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định quyết định xử dụng F21 Biệt động trực tiếp tác chiến mục tiêu Sứ quán Mỹ. Tham mưu phó Tư Chu vẫn tin tưởng cử Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê) chỉ huy trận đánh.

Bảy Bê quê ở Bình Thuận từng là chiến sĩ vệ quốc đoàn thời kháng Pháp. Anh vào Sài Gòn và tham gia lực lượng Quân báo trinh sát. Sau khi thành lập F100 Biệt động, anh được đề bạt lên đội trưởng F21 (tiền thân của Đội 5 Biệt động anh hùng sau này) trong hai năm 1963 – 1964, Bảy Bê đã cùng đồng đội lập nhiều chiến công xuất sắc trong các trán đánh bót cảnh sát Thị Nghè, khách sạn Caravelle, cư xá Brink với những thủ đoạn vô cùng mưu trí táo bạo.

4 nhận xét: