Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Nội dung bài học XHH ngôn ngữ ngày 3-5

Do sơ xuất của My nên một số bạn sáng 3-5 không đi học môn XHH Ngôn ngữ, đây là toàn bộ nội dung của buổi học sáng. các bạn cố gắng đi học đầy đủ vào buổi chiều nhé.Chiều nay là buổi học cuối cùng của môn XHH Ngôn ngữ


b. Tiếng bồi, tiếng tạp: Xuất hiện do nhu cầu thường xuyên nếu dùng lâu ngày tạo thành ngôn ngữ lệch chuẩn, ví dụ nhân viên làm ở nhà hàng nên tiếp xúc nhiều người nước ngoài, sử dụng tiếng tạp, xe ôm ở chợ bến thành.

c. Ngôn ngữ pha trộn : tiêng pha trộn là thứ tiếng phi chuẩn mực, xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, nhưng sự hiểu biết chưa đầy đủ,để phản ánh những điều đôi khi chỉ là tring nhóm sơ cấp biết với nhau, tiết kiệm thời gian, ngôn ngữ (tiếng lóng: truyền trong nhóm sơ cấp, đại bàng gọi chim sẻ, đi “lấy hàng”. Đôi khi ngôn ngữ pha trộn lại thể hiện sự nắm vững ngôn ngữ rất tốt mới có thể làm được và được sử dụng rộng rãi.
+ Về ngữ âm cũng co sự pha trộn : cơm níp,nìm mại.
+Từ vựng cũng có sự pha trộn : ghép từ lại với nhau America và Vietnam ghép thành Vietnamerica, hay Dream cũng ghép với America thành Dreameria (trường hợp này là nắm ngôn ngữ rất tốt mới làm được) ở việt nam thể hiện qua những từ viết tắt : UNESCO, WTO, ở Đồng bằng sông cửu long : ông ấy-ổng, bà ấy-bả, trong đó-trỏng.Do quá trình đọc nhanh tạo thành quá trình pha trộn ; chờ ai-chai, chờ anh-chanh
            + Lược từ, hay làm gọn từ lại : đứa trẻ nhỏ đều yêu mến cha mẹ nên nghĩ ra từ cũng lúc gọi cha mẹ : mapa (mama + papa)
            + Từ pháp (cú pháp từ ngữ) : có những từ loại dùng được ờ nhiều loại khác nhau, vừa là danh từ vừa là tính từ, động từ, trạng từ... Ví dụ : Round: vừa là danh, tính, động,quan hệ từ… Việt nam có nhà văn Nguyễn tuân là tài năng sử dụng ngôn ngữ biến danh từ thành động từ : máy bay Mỹ là b52 ( danh từ riêng) biến thành Mỹ Bê Năm Hai Hà Nội (B52 thành động từ), áo: trước hết chúng ta phải “áo” bột cho tôm, to girl :cung cấp gái mại dâm, knock out : KO- he is Koed
            + Cú pháp : câu nửa chủ động, nửa bị động :tôi yêu em-tôi bị em yêu
V. Ngôn ngữ và giai cấp- phân tầng xã hội (mọi vấn đề phải xem xét khía cạnh xã hội, tìm ra mối liên hệ với xã hội)
-          Phân tầng xã hội : sự phân chia xã hội theo hệ thống dọc, tạo bởi các hạng người trong xã hội theo tiêu chí nhất định (úy tín nghề nghiệp, tài sản, trình độ ..)
-          Ngôn ngữ không có tính giai cấp, vì ngôn ngữ sinh ra là để giao tiếp cho toàn xã hội, nên không phân biệt ngôn ngữ nhà giàu, ngôn ngữ nhà nghèo. Trong lịch sử có nhiều giai cấp cố gắng tạo ra ngôn ngữ riêng cho mình nhưng thất bại :
+ ở phong kiến Pháp, giới thượng lưu có ý định tạo ra “tiếng Pháp thượng lưu” đã có sự biến đổi ngôn ngữ, cú pháp, pháp âm nhưng không thành vì người giàu phải có người nghèo (lao động làm thuê) nên phải giao tiếp nên phải sử dụng chung ngôn ngữ.
+Ở Ấn độ có đa văn hóa, đa ngôn ngữ, Ấn có tiếng Phạn và tiếng Hindi, tiếng Phạn dùng cho tầng lớp trên (thương gia, quý tộc..) thực tế giờ tiếng Phạn chỉ còn trong kinh thành, mà tiếng Hindi lại trở nên phổ biến.
+ Mỹ có thời kì xuất hiện 2 thứ tiếng : Black English (tiếng anh dành cho người da đen) và White english (tiếng anh dành cho người da trắng) nhưng cũng bất thành vì người da đen đã trở thành thành phần không thể thiếu của nước mỹ nên sự phân chia này thất bại.
+Việt Nam : nhà Nguyễn  tạo ra ngôn ngữ của triều đình : tên nào triều đình đặt thì dân thường không được đặt , là phạm húy.
+ Quý tộc Nga phải nói tiếng Pháp, còn dân thường thì nói tiếng Nga, sau thì nói tiếng Nga chung
-          Dù ngôn ngữ không mang tính giai cấp nhưng vì hội phân chia thành nhiều giai cấp nên từ phân hóa giai cấp tạo thành phân hóa ngôn ngữ, do mỗi tầng lớp cố gắng đưa đặc điểm riêng của mình vào ngôn ngữ (ngôn ngữ sinh viên khác ngôn ngữ của công nhân : tín chỉ ,học phần,.. ngôn ngữ nhóm đi xe buýt : tuyến xe, hung thần… ) cùng nói tiếng việt nhưng có đặc điểm, dấu ấn của giai cấp trong ngôn ngữ khi sử dụng.
-          Mỗi giai cấp, dân tộc cố gắng  đưa đặc điểm ngôn ngữ mình vào ngôn ngữ chung (TP HCM có đủ mọi tỉnh thành nhập cư, tiền ẩn nguy cơ xã hội không gắn kết ,dễ đổ vỡ) mỗi tầng lớp đưa văn hóa, tập quán ,lối sống của mình vào ngôn ngữ ( về đọc thêm chương 6 , trang 123- 139 trong sách thầy đưa)
VI. Ngôn ngữ và giới
-           Trong các mối quan hệ , phụ nữ gần như có mọi ưu thế về ngôn ngữ : khả năng ngôn ngữ của phụ nữ rất tốt (các bé gái biết nói sớm hơn tốt và rõ ràng hơn so với bé trai) ngôn ngữ vượt trội hơn nam giới : phát âm rõ hơn, sử dụng câu tốt hơn , cách nói đàng hoàng tử tế và đúng đắn hơn. Nam giới hay mắc lỗi : nói lắp, nói sai, nói nhát gừng, nam thường phát âm sai nhiều hơn, hầu như nữ ít mắc lỗi này.
-          Do đặc điểm xã hội làm cho ngôn ngữ phụ nữ có tính chất như vậy, vì xã hội đặt ra tiêu chuẩn cho phụ nữ : công dung NGÔN hạnh, nên bắt buộc người phụ nữ phải tự điều chỉnh cho phú hợp với chuẩn mực của xã hội, những người phụ nữ bị lỗi thường mặc cảm và ít phát biểu (sợ chê là vô duyên) trong khi đó chuẩn mực này lại không bị đè nặng với nam giới.
-          Trong ngôn ngữ có những từ vựng, lớp từ chỉ dành cho phụ nữ : yểu điệu, dụ dàng
-          Những đặc điểm trong ngôn ngữ phụ nữ :
+ Họ có thể sử dụng câu mệnh lệnh bằng câu cầu khiến ; hôm nay em đi sơn móng tay bận quá nên anh vò giúp em thau đồ nhé,mệt quá thì anh nghỉ tay đặt nồi cơm, hết mệt thì anh nhặt ràu em mua rồi nha. => khuynh hướng dùng câu cầu khiến dễ được sự đồng thuận hơn.
+ Dùng ngôn ngữ để biểu hiện tình cảm:  sử dụng câu nhẹ nhàng , tình cảm,  đầy đủ chủ- vị, các từ chọn nghĩa rất rõ, sợ sự hiểu lầm. Họ thường có lời dẫn, nói đệm thêm, có những câu làm nhẹ yêu cầu của mình, ít cộc lốc và lịch sự (làm ơn, bạn có thể, nếu bạn không phiền, xin vui lòng…) mang đến nhiều hiệu quả
+ Phụ nữ hay sử dụng cách nói hòa bình, kết thúc có hậu, tránh gây hấn, mâu thuẫn, thường đóng vai trò hòa giải trong các cuộc tranh cãi “võ miệng’ của nam giới, theo xu hướng giảm bất hòa tăng sự hòa hợp. Trong cách nói chuyện không có tính công kích nhưng có tính mỉa mai.
+ Mong muốn nhận được thiện cảm trong cách nói chuyện, vì vậy luôn điều chỉnh cách nói để lôi cuốn thiện cảm.
+ Họ rất thận trọng với câu từ, thường những từ của phụ nữ sử dụng đa số chính xá, sử dụng đúng ngữ cảnh.
+ Phụ nữ coi trọng tôn ti trong giao tiếp, câu nói thường xưng ngôi một cách chủ động làm tăng giá trị câu nói, thường nhún nhường, đặt mình thấp hơn so với người đối thoại (thường xưng em). Không thích bị gọi trống không, muốn phân định ngôi thứ trong giao tiếp.
+ Dấu hiệu bế tắc trong xưng hô của phụ nữ : gọi nhau bằng bà, ông, mày – tao
+ Thường dùng từ “dạ”, “vâng”. Chồng gọi vợ “dạ”, nhưng ngược lại vợ gọi thì chồng không dùng từ vâng,dạ. Vô tình trở thành từ “đặc quyền” của phụ nữ thể hiện sự lịch sử, đàng hoàng,tử tế.
+Chủ đề, đề tài phụ nữ thường nói về thời trang, gia đình, ăn uống, tình yêu hôn nhân, con cái… nhanh chóng bị “cá nhân hóa”
+ Phụ nữ thích nghe những lời nói hay (đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai) và có thể trở thành nạn nhân ( bị lừa tình..)
-          Đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến ngôn ngữ của phụ nữ :
+ Phụ nữ chỉ dùng mệnh lệnh bằng câu cầu khiến => vai trò phụ thuộc (chồng chúa, vợ tôi) có mong muốn cũng rụt rè e ngại
+ Phụ nữ có thiên chức sinh con và nuôi dạy con cái,muốn dạy con điều tốt thì phải đúng đắn, một trong những cách thuyết phục hiệu quả là ăn nói nhẹ nhàng.
+ Từ khía cạnh sinh học ; dây thanh của phụ nữ nhỏ, các cơ quan  phát âm nhỏ và yếu, giọng của họ thành trong trẻo và rõ ràng.
+ Hướng đến tình cảm :vì bản tính của phụ nữ là tình cảm, thiên về sống tình cảm
+ Dạ , vâng : đàn ông dùng dễ bị nói là ‘sợ vợ’
+Tôn ti : biết vị trí của mình. Biết ai tôn trọng, ai trên- ai dưới trong phân định ngôi thứ, để sử dụng ngôn từ cho phù hợp.
+ Đề tài tình cảm, thời trang …: đây là những vấn đề họ quan tâm , thấy mình có phần trong đó
-          Sự tha hóa trong ngôn ngữ của phụ nữ
+ Đa số những từ chỉ phụ nữ đều nằm trong xu hướng bị tha hóa như : gái (cô gái - gái mại dâm), madam (bà chủ chứa) những câu chửi hay lôi giống cái ra chửi (đồ chó cái, đồ heo nái…) (Đọc thêm trong tài liệu chương 7 từ trang 144-167)
VII. Ngôn ngữ với văn hóa
Để hiểu văn hóa một  cách rõ ràng và đầy đủ  nhất thì phải tìm hiểu dưới góc độ xã hội thông quá ngôn ngữ.
1.      Từ cấm kị :
-          Những từ thô tục hay điều xấu thường khó nói ra, nhưng phải đối diện hằng ngày ,hằng giờ nên người ta phải lựa chọn cách khác để thể hiện nghĩa của những từ đó. Trong TV có các từ cấm kị :
+ Những lớp từ mang ý nghĩa không mong muốn: chết chóc (đồ chết toi, chết dịch chết dẫm…), bệnh tật (đồ con hủi,đồ giang mai, đồ sida,..)
+ Phản ánh những hành động, những cái ai cũng muốn che dấu : bộ phận sinh dục, hành động tình dục, quan hệ âu yếm, lên giường qua đêm, mây mưa ,chó mèo, voi giày ngựa xéo,hủ hóa.
+ Những chất uế tạp và những hành động tạo ra chất uế tạp: thay bằng các từ “giải tỏa nỗi buồn” ,” gởi tình yêu vào đất”, “xã nước cứu thân”
+ Nhóm từ liên quan đến phong tục tập quán ,niềm tin, tôn giáo,đức tin, nghề nghiệp. Vd: những người đi săn cấm nói từ con cọp hay con hổ, người nông dân gọi tí, dân đi biển tránh nói cá voi, gió, lật, úp, dân xe khách kị mang mèo, doanh nghiệp kị trả giá mà không mua mở hàng, sinh viên kị : ngỗng, chuối, hột vịt
+ Những từ kị húy: những từ bị giới hạn mang tính khuôn phép được đặt ra bởi quyền lực. Vd triều Nguyễn cấm đặt giống tên Hoàng Tộc
+ Giao tiếp song ngữ vô tình trùng qua ngôn ngữ khác mang ý nghĩa cấm kị: tên Phúc mà qua nước Mỹ thành fuck, từ Khui mà qua Nga thành xyu (khui:bộ phận sinh dục của nam), tiếng Anh bath (nhà tắm) tiếng Thái Lan lại có baht (đồng bạc), ở Việt Nam thiếu quần ở Trung Quốc thiếu quần ( thanh niên)
2.      Uyển ngữ
-          Những từ dùng thay thế cho từ cấm kị, cách dùng từ mang ý nghĩa phản ảnh những từ không được phép nói ra. có nhiều cách sử dụng từ uyển ngữ:
+ Dùng từ này mà không dùng từ kia : các chất uế tạp thay bằng đại tiện, tiểu tiện, tolet, đi bô, đi tè…Thay từ chết bằng từ trần, khuất núi, vế suối vàng.. Thay những từ chỉ quan hệ tình dục bằng mây mưa, chim chuột… bệnh Thay bệnh thành bệnh phong,bệnh K (ung thư), bệnh hách từ trong nôi
+ Dùng tiếng lóng để nói : mấy cô gái mại dâm thì gọi là gà , gái ăn sương, gái bán hoa...Yêu nước em đeo ba lô trước,yêu anh em đeo balo đằng sau. Ăn cơm trước kẻng.
+ Viết tĩnh lược, viết tắt, viết gọn : ĐM, B_y (đổ máu-chúa)
+ Dùng từ vay mượn : tolet, WC, thổ huyết, tử thi
+ Mở rộng nghĩa : đi đồng (tứ khoái), đi trảng (đất hoang, đất trống) , đi cầu
+ Đọc chệch âm : ị, tè,…
+ Cách nói ẩn dụ : vàng trắng, vàng đen, heo (mập), ngựa…
3.      Tiếng chửi: Thể hiện văn hóa, lối sống đặc trưng của một dân tộc.
-          Là dùng lới độc ác và thô tục để nói phạm đến người khác. Là thốt ra những lời cay độc đề làm cho hả giận. Trong tiếng việt có rất nhiều ti6ng; chửi thề, chửi đổng,chửi bóng ,chửi gió, nhục mạ, mắng nhiếc, nhiếc móc…
-          Chức năng của tiếng chửi:
+ Hạ nhục và xúc phạm người khác
+ Giáo dục : mẹ mắng con,mong con đừng như vậy nữa.
+ Khuyên răn
-          Phương pháp chửi chung là tìm cách thức làm nhục, xúc phạm đến thể diện của người khác
+ Gán cho họ những điều không mong muốn :chết, bệnh tật,
+ Hạ thấp họ bằng những thuộc tính thấp hơn mức bình thường : du côn, mất dạy ,đểu cáng…
+ Gán cho họ những điều cấm kị , gắn với bộ phận sinh dục : con đ.. , mặt l…n, con c…c
+ Gán cho họ con vật : trong Tiếng việt gần 20 loài vật tham gia vào câu chửi : chó cái, chó ghẻ,ngu như bò, dê xồm,đồ khỉ, đồ ngựa, khỉ già, khỉ mốc, khỉ khô, cọp cái…
-          Công thức chửi :
Đồ

+ X (phần phương pháp)
Ngôi số ít (thằng,tên,đứa…)
Số nhiều (quân, lũ ,bọn,đám…)
·         Đ+M+M(Đ+mẹ/má+mày/mi)thường là nam chửi nhưng dần được nữ sử dụng
·         Xúc phạm ông bà tổ tiên : Tổ tiên /sư /cha/mẹ + mày
·         Nói láy , ẩn dụ, nói theo vần : quân đội nhân dân (quan giận nhân đôi => quan đội nhân hai => quân hại nhân dân), Cụ Ngâm =>….
·         Cách chửi khác
VII. Giao tiếp ngôn ngữ : tự đọc sách
Cuối kì : tự luận, đề đóng, thời gian 60 phút. Ôn tòan bộ những gì thầy dạy. 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét